💤TRÌNH TỰ ĐI NGỦ💤
Trình tự đi ngủ (Sleep rituals hay Sleep routine) là một chuỗi các hành động báo hiệu trước cho con rằng sau đây sẽ là giờ đi ngủ. Bằng việc thực hiện trình tự này, việc mẹ đặt con vào giường khi con còn thức và con tự tìm đến giấc ngủ sẽ rất có ý nghĩa trong việc kéo dài giấc ngủ, tránh được tối đa việc phụ thuộc vào ăn/bú để ngủ, giảm việc dậy nhiều lần vào ban đêm khi chuyển giấc và đây cũng là nền tảng cho việc ăn chủ động - ăn có hiệu quả của bé sau này.
Khi thực hiện trình tự đi ngủ cho #MỌIgiấc ngủ, không kể ngày hay đêm, em bé có nhiều cơ hội để thực hành từ đó thuộc tín hiệu, ít gắt ngủ và dễ chấp nhận tự ngủ hơn. Một số gợi ý về trình tự đi ngủ cho bé sơ sinh bao gồm:
✅ Mẹ đọc tín hiệu buồn ngủ của bé, ứng với lượng thời gian thức tương đối của lứa tuổi. Đưa bé vào phòng ngủ của bé.
✅Mẹ QUẤN OR NHỘNG OR TÚI NGỦ cho con. Sau đó cùng con đóng cửa, tắt đèn và kéo rèm tối chuẩn bị cho môi trường ngủ.
Chú ý: Với các bé nhỏ thì cần xài quấn cổ điển trước mới hiệu quả. Sau khi quen quấn thì chúng ta có thể xài song song NHỘNG/ QUẤN CỘC ( Gần 2 tháng tùy thuộc vào trọng lượng chiều dài bé). Cta nên xài NHỘNG vượt qua khủng hoảng ngủ tháng 7-9 sau đó có thể bỏ 1 tay và bỏ hẳn rồi xài sang TÚI NGỦ.
✅Mẹ có thể bật tiếng ồn trắng từ lúc này.
✅Mẹ bế vác bé, đầu bé dựa vào vai mẹ, người mẹ hơi đưa nhẹ. Mẹ ôm bé chặt. Tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Mẹ có thể nói chuyện với bé, nhẹ giọng thủ thỉ cho bé biết con đã mệt và đã đến giờ con đi ngủ. Thời gian này được coi là mốc thư giãn chuyển tiếp và kéo dài từ 5-7 phút với các bé nhỏ và có thể ngắn hơn với các bé đã quen thói quen tự ngủ.
✅Mẹ đặt bé vào cũi và bước ra khỏi phòng. Lúc này có bé sẽ ngủ tít luôn và có bé sẽ tỉnh khóc. Nếu khóc thì Bố Mẹ chờ 1 chút:
Sau nút chờ tưởng chừng như dài vô tận thì sẽ là lúc mẹ làm siêu nhân giải cứu anh hùng….
Bước 5: Hỗ trợ 5S tại cũi
Mẹ vào phòng bé và thực hiện hỗ trợ tự ngủ và trấn an. Khác với nhiều mẹ suy nghĩ, việc giải cứu anh hùng không bao gồm việc BẾ BÉ KHỎI GIƯỜNG. Vì khi bạn bế con lên, sẽ có lúc phải đặt con xuống, và mọi chuyện lại quay lại như lúc chưa bắt đầu???? Chưa kể với các bé quá nhỏ thì việc bế lên – đặt xuống liên tục có thể làm con bị kích động hơn, mệt và do đó càng khó rơi vào giấc ngủ.
Theo như Tracy Hogg thì "bọn trẻ không thể tập trung được quá 3 suy nghĩ cùng một lúc", nên nếu có ít nhất 3 công cụ hỗ trợ cùng lúc, con sẽ ngừng khóc.
Và Dr. Harvey Karp cũng đồng ý với quan điểm đó. Do đó 2 người này giao thoa với nhau trong phương pháp hỗ trợ trẻ sơ sinh ở những điểm sau
Shhhhh: tiếng ồn trắng phụ thêm tiếng ồn trắng cơ bản mà con đang nghe. Nếu bé đang được nghe tiếng mưa rơi, nước chảy, sóng biển rì rào thì tiếng shhh phụ thêm sẽ tạo sự chú ý và do đó làm một em bé gào khóc có thể ngừng – nghe ngóng và do đó sự quấy khóc có chút ngắt đoạn và bé sẽ tìm thấy điểm để tự trấn an mình.
Nhưng chỉ tiếng ồn trắng không không đủ, con có thể cần được nằm nghiêng, cần được vỗ trong trạng thái được ôm chặt hơn cái quấn vốn dĩ con đang vận trên người.
Và ti giả.
Vầng, khi được mút thì miệng đâu mà khóc. Và khi tập trung vào nhịp vỗ, tiếng ồn và mút, con quên đi sự phản kháng đau khổ lúc trước và từ từ đi vào giấc ngủ.
💎Hỗ trợ bao lâu?
✅Với trẻ dưới 6 tuần, sau nút chờ thì cha mẹ có thể sẽ cần hỗ trợ cho đến khi con ngủ, có thể là 10-20 phút nhưng bé càng lớn thì thời gian hỗ trợ càng ngắn dần. Nhất là với các bé đang có thói quen tự ngủ, thì đến 6 tuần nhiều bé đã không cần cả khóc – nút chờ - và hỗ trợ nữa. Cha mẹ đặt và con biết việc cần làm: con nhắm mắt rơi vào giấc ngủ.
✅Với bé từ 6-8 tuần, thời gian hỗ trợ có thể từ 1-2 phút giữa các khoảng chờ khác nhau. Có nghĩa là mẹ chờ 3 phút – hỗ trợ 1-2 phút và ra ngoài – chờ tiếp 5 phút – hỗ trợ 1-2 phút và ra ngoài – chờ tiếp 7 phút – hỗ trợ tiếp 1-2 phút….. Nếu 45 phút kể từ khi mẹ đặt xuống mà con không ngủ được, hãy bế con lên và ru lại theo cách cũ và thử lại ở giấc ngủ tiếp sau
✅Với bé trên 8 tuần thì thời gian hỗ trợ giảm còn 1 phút. Những nếu mẹ cảm thấy thoải mái hơn với thời lượng 2 phút, mẹ có thể hoàn toàn áp dụng mốc thời gian này. Có nghĩa là mẹ chờ 5 phút – hỗ trợ 1-2 phút và ra ngoài – chờ tiếp 7 phút – hỗ trợ 1-2 phút và ra ngoài – chờ tiếp 10 phút – hỗ trợ tiếp 1-2 phút….. Nếu 45 phút kể từ khi mẹ đặt xuống mà con không ngủ được, hãy bế con lên và ru lại theo cách cũ và thử lại ở giấc ngủ tiếp sau.
Thông thường, các bé sẽ biết tự ngủ sau ngày đầu tiên thực hành 5 bước trên. Với bé trên 12 tuần thì có thể đến ngày thứ 2 mẹ mới nếm quả ngọt của tự ngủ.
Tự ngủ thành thạo không nút chờ hoặc không cần hỗ trợ (con chưa khóc hết nút chờ đã ngủ mất) sẽ đến sau khoảng 1 tuần.
Điểm mấu chốt của quá trình này là sự NHẤT QUÁN. Nếu mẹ thực hiện trình tự 5 bước này ở TẤT CẢ CÁC GIẤC THÌ BÉ SẼ KHÔNG KHÓC GẮT NGỦ NỮA VÀ MẸ CŨNG KHÔNG CẦN THỰC HÀNH NÚT CHỜ HAY HỖ TRỢ ĐỂ VÀO GIẤC NỮA TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN RẤT NGẮN.
Sưu Tầm : Easy Bố Ken
THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link
Ngày đăng: 29/05/2022
Ngày kiểm tra: 13/05/2022
ĐÁNH GIÁ VI PHẠM
VIVD: Vi phạm (6.1-BB, 4.3.c)