BABY TATTOO

Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em.

Mạng xã hội là nơi mọi người kết nối, chia sẻ, giao tiếp với nhau. Mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay mạng xã hội vẫn là một con dao hai lưỡi, vừa mang lại lợi ích và cũng gây ra không ít vấn đề. Và sớm hay muộn, mọi đứa trẻ đều cần phải được tiếp cận và sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.

Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với trẻ nhỏ:

1. Sử dụng mạng xã hội giúp trẻ học được các kỹ năng tin học cơ bản, sự nhạy bén khi làm việc trên các thiết bị điện tử để đáp ứng được nhu cầu của thời đại số, rất cần thiết cho công việc của chúng sau này.

2. Mạng xã hội tạo cơ hội cho trẻ học nhóm trực tuyến, học online, tìm kiếm tư liệu để tự học. Việc tự tìm kiếm kiến thức trên mạng sẽ khuyến kích trẻ tự tìm, tự học.

3. Mạng xã hội chính là một nguồn kiến thức vô tận, được cập nhật liên tục. Điều này giúp trẻ có thể học hỏi thêm những vấn đề trẻ thực sự hứng thú, quan tâm hoặc tự giải đáp những thắc mắc mà trẻ ngại hỏi phụ huynh hoặc thầy cô ở trường.

4. Không chỉ là một phương tiện liên lạc, mạng xã hội giúp học sinh, sinh viên luôn kết nối với bạn bè, giáo viên ở lớp, câu lạc bộ ở trường. Ngoài ra, mạng xã hội còn giúp trẻ kết nối với những người bạn có chung sở thích.

5. Mạng xã hội giúp trẻ rụt rè trong giao tiếp có cơ hội được cởi mở hơn trên internet. Những đứa trẻ có tính cách hướng nội cho rằng, việc giao tiếp trực tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với những người mà trẻ đã có dịp giao tiếp qua internet.

6. Mạng xã hội đem đến những ý tưởng mới, truyền cảm hứng cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, bổ sung kiến thức cho trẻ về các nền văn hóa, ẩm thực, âm nhạc, mỹ thuật.

Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ nhỏ:

1. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực phổ biến là tính gây nghiện của mạng xã hội. Các chuyên gia phân tích cho rằng, những chức năng như “like” hoặc “share” có thể kích thích các cơ quan não bộ tạo cảm giác chiến thắng. Ở giai đoạn đang trưởng thành, cơ quan này cực kỳ nhạy cảm. Đó là lý do tại sao trẻ ở giai đoạn thiếu niên thường rất dễ nghiện mạng xã hội.

2. Trẻ bị nghiện mạng xã hội có thể dành nhiều giờ để xem các video, hình ảnh, nội dụng từ những tài khoản mà chúng đang theo dõi. Nghiện mạng xã hội gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, rèn luyện, cũng như quan hệ xã hội của trẻ. Những “con nghiện nặng” có thể dành cả ngày để xem các nội dung từ mạng xã hội. Một số trường hợp còn sử dụng điện thoại ngay trong giờ học.

3. Một khi đã nghiện mạng xã hội, về cơ bản, trẻ không thể nào xa thiết bị điện tử. Khảo sát cho thấy, một số người cảm thấy như bị tụt hậu, bỏ rơi hoặc chán nản khi không được sử dụng mạng xã hội.

4. Giao tiếp qua màn hình quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ. Những kỹ năng như đọc nét mặt, ngôn ngữ hình thể là rất quan trọng để hiểu được tâm trạng và cảm xúc khi giao tiếp.

5. Theo khảo sát, trẻ ở độ tuổi thiếu niên thường xuyên truy cập vào mạng xã hội là do nỗi sợ bị bỏ lỡ (Fear of missing out). Trẻ có nhiều bạn thường sợ bị bỏ lỡ các sự kiện, hoạt động xung quanh của bạn bè. Một số khác cho rằng việc trả lời tin nhắn, phản hồi các status, bài viết của bạn bè là một nghĩa vụ quan trọng. Lo lắng và áp lực thường là lý do chính khiến trẻ liên tục truy cập mạng xã hội.

6. Thời gian sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ của trẻ. Khi sử dụng điện thoại, máy tính, não bộ bị thu hút bởi những điểm sáng của màn hình và âm thanh phát ra. Thêm vào đó, việc lướt các thông tin từ mạng xã hội thường cần rất ít sự tập trung. Ảnh hưởng lâu dài lên não bộ sẽ khiến trẻ kém tập trung, mau chán. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, học tập của trẻ ở trường.

7. Nội dung từ các trang mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tư duy của trẻ. Những nội dung không lành mạnh sẽ dẫn đến sự hình thành nhân cách và điều này sẽ ảnh hưởng đến lối sống của trẻ khi lớn lên.

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 22/08/2022

Ngày kiểm tra: 30/07/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp