Yodee

TÃ QUẦN CHO BÉ: MẸ CHỌN SAO CHO CHUẨN

Thời gian này ở nhà nhiều hơn nên các bà mẹ bắt đầu quan sát và có thêm nhiều ý kiến xoay quanh việc làm sao để giúp cho con mình thoải mái nhất. Có người inbox hỏi bác Chuột “Mẹ ở nhà nhiều thì có nên giảm thời gian mặc tã của con hay không?” “Mặc tã quen rồi thì tập cho bé đi bô có khó không bác?” “Mới mở cửa lại nên em muốn đổi thêm mấy loại tã nữa cho con, dịch ở nhà không được lựa đồ mới nên bị ‘ngứa tay’”.v.v.. Đương nhiên là nghe vậy, bác Chuột cũng có hỏi lại ủa giờ đang xài tốt thì đổi làm cái gì thì mẹ cũng nói luôn là thấy con tập bò rồi mà cái tã trông vướng víu quá, chắc để tìm loại mỏng hơn. Rồi tới công chuyện luôn, ra là mẹ muốn tìm tã mỏng hơn.

Đúng là không ai hiểu rõ con bằng những bà mẹ. Chỉ cần dành thời gian quan sát con thì tự nhiên các bà mẹ sẽ thấy được bé khó ở chỗ nào. Nhiều người nghĩ rằng tã nào cũng giống nhau, có cái lõi dày dặn thì ắt là nó thấm hút tốt. Nhưng công nghệ kỹ thuật đã phát triển, tã của con nít cũng tiến bộ hơn, cách mạng tã bỉm chính là cách mạng giúp cho con thoải mái hơn, phát triển tốt hơn…và mẹ bớt inbox hỏi bác Chuột hơn. Nhân đây, bác Chuột xin trả nợ các cánh như bằng nội dung 1 bài nói về cách chọn tã quần sao cho chuẩn.

📌 Các tiêu chí mà mẹ cần nhớ khi lựa chọn tã quần cho bé.
Nhiều mẹ nghĩ rằng tã cần phải dày mới giúp thấm hút được nhiều nước tiểu của trẻ. Tuy nhiên khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa, việc lựa chọn một chiếc tã quần không quá dày, thấm hút nhanh chất thải và thoáng khí chắc chắn sẽ giúp bé dễ chịu hơn, cũng như giúp phòng ngừa được các vấn đề về da hiệu quả. Đặc biệt, đối với các bé vận động nhiều, chiếc tã phải vừa vặn không bị xê dịch khi di chuyển là điều mẹ nên đặc biệt lưu tâm. Vậy thì rõ ràng hai tiêu chí quan trọng cần chú ý đến khi chọn tã quần cho bé là mỏng nhẹ và thấm hút tốt là đủ. Tuy nhiên lựa chọn được một loại tã quần đáp ứng được hai tiêu chí này không phải là điều đơn giản. Tã quần của nhà Bobby cũng là một sự lựa chọn tốt mà bố mẹ có thể cân nhắc, lõi nén tã quần Bobby chỉ mỏng 3mm với công nghệ ép đặc biệt giúp tã siêu mỏng, thoáng khí gấp 2 lần mà vẫn thấm hút lượng lớn nước tiểu. Nhờ gia tăng số lượng hạt thấm hút kết hợp cùng bề mặt 3.000 lỗ thấm siêu tốc giúp tã có khả năng thấm nhanh chất thải và tránh thấm ngược. Ngoài ra, Bobby còn hỗ trợ lớp đệm lưng thấm hút mồ hôi giúp các bé cảm thấy thoải mái, có thể vận động vui chơi cả ngày. Bên cạnh đó, việc tắm rửa sạch sẽ, dưỡng ẩm cẩn thận cho da, nhất là vùng da mặc tã, sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý cho làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm của các bé.

📌 Mẹ cho bé mặc tã đến khi nào?
Đơn giản thôi, khi nào con có kỹ năng tiêu tiểu chủ động, thì mình cai thôi. Sự trưởng thành bàng quang tuỳ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa hệ thần kinh tự chủ và không tự chủ ở những vị trí khác nhau trong tuỷ sống, thân não, não giữa và võ não. Kiểm soát vào ban ngày khi trẻ khoảng 4 tuổi. Ban đêm khi trẻ 5 – 7 tuổi. Do đó việc tập xi tè cho bé quá sớm dưới 1 tuổi là không nên vì ngoài việc có thể ảnh hưởng đến việc bàng quang sẽ không được tích đầy và xả rỗng theo nhu cầu của bé, mà còn khó có thể đạt được vì não bộ của bé chưa đủ phát triển để tạo ra được một phản xạ có điều kiện. Ngay cả việc luyện đi poo – poo cũng nên bắt đầu khi trẻ chuẩn bị bước sang tuổi thứ hai, vì ở thời điểm này bé bắt đầu hiểu được những y lệnh đơn giản, làm theo nên việc luyện tập cũng hiệu quả hơn. Để thành công được những kỷ năng này phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn của bố mẹ cũng như tính cách của từng trẻ khác nhau. Do đó cũng sẽ không có một con số chính xác cho tất cả các trẻ trong việc cai tã được. Tuy nhiên hầu hết các ý kiến chuyên gia cho rằng nếu sau 4 tuổi mà chưa thể luyện được việc ngồi bô thì nên gặp Bác sĩ để thăm khám và xin ý kiến từ chuyên gia.

📌 Mặc tã có phải là nguyên nhân gây tè dầm ở trẻ hay không?
Tè dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (trẻ em từ 5-6 tuổi). Tè dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ. Đa số những trẻ tè dầm khi còn nhỏ thì lớn lên không bị đái dầm nữa. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bệnh tè dầm không tự khỏi được khi lớn lên và thậm chí có thể tiến triển thành bệnh tè dầm mãn tính. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tè dầm là do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện chức năng đường tiết niệu. Do đó mặc tã không phải là nguyên nhân gây ra tè dầm ở trẻ.

Hôm nay tới đây thôi, hôm nào rảnh Bác sĩ Chuột lại giải đáp tiếp các thắc mắc từ các mẹ nhé!!!

Nguồn: Dr Hoang Quoc Tuong

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 31/07/2022

Ngày kiểm tra: 08/07/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp