Yodee

🚭 KHÓI THUỐC LÁ LÀM CON TRẺ BỆNH NHIỀU, BỆNH NẶNG, BỆNH LÂU KHỎI

💬 Trong khảo sát nhanh 213 bạn trong nhóm Chăm con chuẩn Mỹ, có 50.7% (108 bạn) khẳng định trong nhà KHÔNG ai hút thuốc. Đây là một con số khá lạc quan, chứng tỏ nhiều gia đình trẻ đã có ý thức cao về tác hại của thuốc lá. Trên diện rộng, 67% trẻ em ở Việt Nam vẫn phải hít khói thuốc thụ động tại nhà hàng ngày.

⚠️ THUỐC LÁ CHẮC CHẮN CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ - điều này không còn bàn cãi nữa. Suốt những năm tháng qua, tác hại của khói thuốc lên sức khoẻ người hút và người hít xung quanh là hiển nhiên.

⛔ TRONG KHÓI THUỐC CÓ GÌ?

Formol, benzen, polonium, vinyl chloride, thạch tín, chì, cadmium, amoni, butan, toluene...

❎ TỔNG CỘNG: 7000 chất hoá học.
Trong đó: GÂY ĐỘC: 250 chất!
TRỰC TIẾP GÂY UNG THƯ: 70 chất!
Nên những người còn hút thuốc lá và làm người khác xung quanh phải hít thụ động, thì có lẽ không có quyền phát biểu về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thức ăn hay bất cứ điều gì tiêu cực của xã hội cả. Vì chính họ đã là một nguồn ô nhiễm rồi!

⚠️ HÚT THỤ ĐỘNG (HÍT PHẢI) CÒN BỊ HẠI, BỊ UNG THƯ NHIỀU HƠN TỰ HÚT - cái này báo đài cũng đã nói quá nhiều, quá rõ rồi.

🗯 KHÓI THUỐC LÀM CON DỄ ỐM HƠN!

👶🏻 Trẻ em hít thở nhanh hơn người lớn, các phản xạ bảo vệ còn chưa hoàn thiện, đường thở non nớt và đặc biệt là còn chưa biết mắng chửi phàn nàn khi ngửi thấy khói thuốc, do đó chịu nhiều tác động cấp tính và lâu dài. Số liệu cụ thể là hàm lượng cotinine ở trẻ em (chỉ số đánh giá phơi nhiễm nicotin) cao gần gấp đôi người lớn!

🕵🏻‍♂️ Nguồn khói thuốc có thể đến từ nhiều người già - trẻ, lạ - quen nhưng tóm lại:

🧮 Một đứa trẻ sống trong môi trường CÓ KHÓI THUỐC LÁ sẽ TĂNG RÕ RÀNG NGUY CƠ mắc bệnh hô hấp. Cụ thể là:
* Gấp rưỡi nguy cơ viêm mũi xoang.
* Gấp đôi nguy cơ viêm tai giữa.
* Tăng nguy cơ viêm amydal.
* Khởi phát cơn hen suyễn.
* Gấp đôi nguy cơ nhiễm não mô cầu (loài vi khuẩn chỉ xâm nhập khi đường thở tổn thương).
* Gấp ba nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh.
* Mắc lao phổi, ung thư phổi.
♾ KHÓI THUỐC LÀM BỆNH TÁI PHÁT!
* Tăng tỉ lệ phải chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông khí (trong viêm tai giữa ứ mủ, ứ dịch nặng, tái diễn)
* Tăng số lần viêm amydal mủ trong năm, vì thế tăng tỉ lệ phải phẫu thuật cắt amydal.
* Tái diễn cơn hen cấp tính, ác tính.

🚑 KHÓI THUỐC LÀM BỆNH NẶNG HƠN!
* Với trẻ bị cúm, tiếp xúc với khói thuốc làm bệnh nặng hơn, tăng tỉ lệ nhập viện vì cúm có biến chứng.
* Tăng nặng viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi, tăng tỉ lệ nhập viện.
* Ở trẻ viêm tiểu phế quản / phế quản do virus RSV, khói thuốc làm tăng nặng suy thở, thiếu oxy máu, phải nhập viện cấp cứu, thở oxy, thậm chí thở máy - diễn biến nhanh.

🏡 KHÓI THUỐC TRONG NHÀ
Khói thuốc lan toả trong nhà, căn hộ rất nhanh, dù cho người hút có đứng ngay cạnh cửa sổ mở, hay hút trong phòng riêng (nhưng rồi vẫn mở - đóng cửa để ra vào). Nghiên cứu ghi nhận 85% khói thuốc là vô hình và lưu cữu trong nhà tới 2,5 giờ. Khói thuốc sẽ bám lên giường chiếu, bàn ghế, đồ đạc, rèm cửa, cây cảnh...
⛩ KHÓI THUỐC NGOÀI NGÕ
Có ra ngoài hút thuốc lá thì khói thuốc vẫn bám lên quần áo, đầu tóc, mũi miệng và bàn tay của người hút. Cái mùi thuốc lá, màu ố vàng trên răng là bằng chứng đó.

⚗️ À! THUỐC LÀO CÓ ĐỠ ĐỘC HƠN?
Không. Thuốc lào về cơ bản giống thuốc lá (ngoại trừ nhiều nicotin hơn). Sục qua nước điếu chỉ giữ lại được các chất hoà tan trong nước (trong khi đa số chất độc trong khói lại không tan hoặc không tan hết kịp). Vì thế: thuốc lào vẫn hại như thường.

🌳 À. THẾ CÒN CÁC LOẠI “KHÁC”?
Hễ là khói là cần tránh. Nên loại nào thì cũng phải tránh cho con.

✋🏻 PHÒNG, GIẢM TÁC HẠI THẾ NÀO?

🚭 Cấm hút thuốc lá nơi cộng cộng (cái này luật có ghi rõ, ai không làm theo thì là vô pháp vô thiên vô trách nhiệm).

🙄 Với gia đình có người hút thuốc lá:
* Lý tưởng nhất: cai thuốc, bỏ thuốc.
* Nếu không hoặc chưa làm được: phải đánh răng, tắm giặt, thay quần áo sau khi hút thuốc ngoài ngõ (sân vườn). Nhất định không hút trong nhà.
* Cùng với các nguyên tắc chung dưới đây:

😀 Với nhà không có người hút thuốc lá:
* Không đồng ý cho khách hút thuốc khi đến chơi, kể cả ngoài ngõ. Nhất là khi con ốm, ho khò khè. Dĩ nhiên, hãy khéo léo một tí để cả hai bên cùng vui và hiểu ra.
* Chủ động tránh, lên tiếng thay con nhỏ khi ở các môi trường công cộng.
* Vệ sinh mũi (nhỏ, hút) sau khi đi học, ngoài đường về. Đeo khẩu trang, súc họng với trẻ lớn.
* Đi khám bác sĩ sớm khi có các dấu hiệu bất thường.

⛔️ HÃY LÊN TIẾNG - GIÚP CON TRẺ!
😐 VÌ TỤI NHỎ CHƯA BIẾT PHÀN NÀN
👨🏻‍⚕️ Ai chưa cai được, thì cố gắng!
💪🏻 Ai chưa hút, thì đừng tập, nha. Có nhiều thức ngon khác để giải sầu mà!

Nguồn: sưu tầm

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 23/07/2022

Ngày kiểm tra: 30/06/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp