Bebu

Trẻ biết đi sớm chân có bị vòng kiềng?
🌻 Biết lẫy, biết bò, biết đi sớm là đặc điểm chung của những em bé Cửa Sổ Vàng được vận động đúng cách. Thế nhưng nhiều cha mẹ lại lo lắng ngược khi thấy con mình có những phát triển sớm như vậy, trong khi con nhà hàng xóm còn chưa biết bò con nhà mình đã tập đi, rồi hàng xóm xung quanh đều bảo: “ biết đi sớm chân sẽ bị vòng kiềng”…
❓ Vậy mấy tháng biết đi là sớm?
🍀 Trước khi sợ, chúng ta nên định nghĩa lại vài điều, xem chúng ta thật sự biết những gì chúng ta đang “sợ” hay không nhé!
🍀 Vậy định nghĩa “đi sớm” là gì? 8 tháng đứng dậy đi gọi là sớm, 9 tháng gọi là sớm, hay 10 tháng gọi là sớm? Điều bạn nên biết rằng, mốc phát triển trung bình của trẻ, trong việc đi đứng, là như sau:
· 6 – 10 tháng: đa số các trẻ bắt đầu học cách vịn đồ vật, và kéo thân mình lên vào tư thế đứng.
· 7 – 13 tháng: đa số trẻ sẽ bắt đầu biết vịn lần lần để di chuyển bản thân. Cũng trong thời gian này, một số trẻ cũng có thể đi được với sự hỗ trợ của người lớn.
· 11 – 14 tháng: đa số trẻ sẽ bắt đầu đi được một mình.
🍀 Điều này có nghĩa là gì?
Nếu con bạn khoảng gần 6 tháng tuổi, mà bắt đầu vịn đứng, đó là “lịch phát triển” của riêng con bạn, bạn nên thấy vui, vì đây là một bước tiến trong phát triển vận động của con mình!
❓ Trẻ đứng sớm bị còng chân?
❗ Đây là câu hỏi của rất rất nhiều ba mẹ, trong nỗi lo sợ vô vàn, cùng sự đe dọa không thương tiếc của thế hệ đi trước nhiều kinh nghiệm! Vậy thì, sự thật là như thế nào đây nhỉ?
1. Genu Varum hay chân vòng kiềng hình chữ O là kiểu chân vòng kiềng sinh lý của nhóm trẻ 1-2 tuổi.
2. Genu Valgum hay chân vòng kiềng chữ X là kiểu chân vòng kiềng sinh lý của nhóm trẻ 3-4 tuổi.
3. Từ 6-7 tuổi thì trục chân sẽ thẳng như người lớn.
Nếu con bạn chân vòng kiềng kiểu đối xứng, khoảng cách giữa 2 đầu gối hay 2 mắt cá trong không quá 8cm, hình O hoặc X theo đúng lứa tuổi thì nhiều khả năng đó là chân vòng kiềng sinh lý.
Việc kết luận con bị chân vòng kiềng bệnh lý chỉ được kết luận bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình sau khi chụp X-quang xương chân con và ghi nhận: "Có tổn thương mặt trong, đầu trên xương chày".
- Chân chữ X hay chân chữ O thường là do sinh lý và hầu hết tự ổn định sau 7 tuổi.
- Chân vòng kiềng không liên quan đến việc bế nhiều hay tập đi sớm. Nếu bé chẳng muốn thì dù có ép đi sớm thì bé cũng sẽ không hợp tác, khóc lóc do đau đớn.
- Nếu bé chân chữ O hay chữ X thì chỉ cần được theo dõi bởi bác sĩ chỉnh hình, tái khám mỗi 6 tháng và tránh béo phì.
- Rất ít trường hợp chân chữ O hay chữ X cần can thiệp phẫu thuật.
- Nếu con biết ngồi sớm (3-4 tháng tuổi) hoặc đứng vững khi mới 10 tháng tuổi thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng, có bé sớm, có bé chậm, không nên so sánh với nhau và dẫn đến việc hoang mang, lo lắng.
❓ Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ
Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên lo về còng chân và cho trẻ đi khám bác sĩ khi:
· Trẻ bị còng chân rất nặng.
· Trẻ được hơn 3 tuổi và vẫn còn bị còng chân.
· Trẻ sau 8 tuổi bị khuỳnh gối nặng hơn.
· Trẻ chỉ bị còng chân 1 bên mà thôi.
· Trẻ bị đau, hoặc khập khiễng khi đi.
· Trẻ có chiều cao thấp bất thường so với tuổi (theo biểu đồ tăng trưởng).
Còn những trường hợp khác… cứ vô tư đi, trẻ biết đi sớm thường có cấu trúc não và các chỉ số thông minh phát triển mạnh, không lo bị kiềng chân các cha mẹ nhé!
.#bebu #binhsua #binhuongnuoc #binhbu #mevabe #binhtapbu

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 26/09/2021

Ngày kiểm tra: 28/06/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp