Yodee

❗NGUYÊN TẮC 5210 TRONG PHÒNG NGỪA BÉO PHÌ CHO TRẺ DƯ CÂN❗

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đã được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Chúng ta có thể thấy rõ từ những con số gần đây nhất từ NHANES cho thấy tỉ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 19 tuổi ở Hoa Kỳ đã tăng lên rất nhanh trong 25 năm qua, với con số là 18,5% và 35% vào năm 2016. Còn ở Việt Nam thì sao? Mặc dù theo thống kê của NCD – RisC “Non – communicable Disease Risk Factor Collaboration’’ Việt Nam được xếp hạng trong nhóm các nước có tỉ lệ béo phì và thừa cân thấp so với 190 quốc gia trên thế giới. Đừng mừng vội, theo thống kê gần nhất vào năm 2018 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy trẻ em tại TPHCM có tỉ lệ béo phì trên 50% còn tại Hà Nội là 41%. Con số này sẽ còn tăng lên đáng kể nếu chúng ta thực sự vẫn xem thường và không có những biện pháp phòng ngừa phù hợp cho trẻ.

Dự án #caolonchuanBMI gần đây là một trong những chiến dịch phòng chống béo phì từ Nutifood phối hợp cùng Bộ Y Tế. Cũng nằm trong 5 mục tiêu được thiết lập vào năm 2012 từ Viện nghiên cứu Hoa Kỳ. BMI vẫn là chỉ số quan trọng để đánh giá trẻ thừa cân và béo phì. Dự án này chú ý đến các trẻ dư cân tức là trẻ có BMI nằm ở bách phân vị 85% - 95% so với giới tính và tuổi. Và những tác động về dinh dưỡng, hoạt động thể chất nhằm giúp đối tượng này tránh được nguy cơ béo phì trong tương lai. Ngoài ra mục tiêu đưa trường học trở thành trung tâm trong việc phòng chống béo phì cũng được đẩy mạnh hơn. Cần có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng cho tất cả các loại thực phẩm và đồ uống được bán hoặc cung cấp trong trường học. Như vậy thì bên cạnh vai trò của gia đình, việc phòng chống thừa cân béo phì cần có thêm sự hỗ trợ đắc lực từ môi trường giáo dục mới mong đạt được hiệu quả mong muốn.

Vậy những can thiệp dinh dưỡng như thế nào cho đối tượng trẻ dư cân sẽ như thế nào? Các bố mẹ tham khảo khuyến nghị về dinh dưỡng từ Hiệp Hội Nhi khoa Hoa Kỳ với nguyên tắc 5210 bao gồm:

5️⃣ Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày. Tối đa có thể lên đến 9 khẩu phần mỗi ngày thay đổi từ 2 cups/ngày cho trẻ 2 tuổi đến 4,5 cups/ngày cho trẻ 17 -18 tuổi (theo USDA)
2️⃣ Giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình tivi ≤ 2 giờ/ngày. Ở trẻ dưới 2 tuổi lý tưởng là trẻ không nên được xem màn hình. Để làm được điều này thì không nên để tivi trong phòng ngủ của trẻ.
1️⃣ Nên hoạt đông thể chất nhẹ đến trung bình ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Và hoạt động mạnh 20 phút, 2 lần/ tuần.
0️⃣ Không nên sử dụng đồ uống có đường như soda, nước ngọt.

Ngoài ra, các bố mẹ cũng được khuyến khích cho trẻ ăn sáng đều đặn mỗi ngày, hạn chế các bữa ăn bên ngoài, ăn cơm gia đình cùng nhau từ 5-6 lần/tuần và cho phép trẻ tự điều chỉnh bữa ăn mà không quá ép buộc hoặc gò bó. Nên sử dụng nhiều nước lọc hoặc sữa có tăng cường chất xơ Polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo, nhất là đối với trẻ từ 2 tuổi trở đi giúp kiểm soát cân nặng tốt. Mục tiêu là để duy trì cân nặng với sự tăng chiều cao nhằm giảm chỉ số BMI theo chuẩn. Đương nhiên vẫn nên được đánh giá định kỳ hàng tháng với Bác sĩ nhi khoa trong vòng 6 tháng liên tục.

Việc phòng ngừa béo phì ở trẻ em không thể nằm ngoài mục tiêu “kiểm soát cân nặng quốc gia” vì tương lai một tầm vóc Việt Nam “to cao” chứ không phải “to lớn”. Do đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường mà còn là cả quốc gia đó nữa. Bạn muốn con mình to lớn hay to cao?

Nguồn: Dr Hoang Quoc Tuong

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 23/06/2022

Ngày kiểm tra: 01/06/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp