⁉️ BỐ MẸ CÓ ĐANG XÚC PHẠM CON MÀ KHÔNG HAY BIẾT?
‼️ Bố mẹ hãy nhớ, đừng dùng suy nghĩ và ánh mắt của “người lớn” để đối xử với con nhỏ!
Theo các nhà tâm lý học, sự bất bình hay phẫn nộ của trẻ đối với cha mẹ không hề bị lãng quên trong suốt quãng đời còn lại. Đừng vội phản bác, hãy ngẫm từ mình mà ra thôi nha!\
--------------------------------------
Bạn rất yêu bố mẹ, nhưng thừa nhận đi, bạn đã 30 tuổi và đôi khi bạn vẫn nhớ lại những câu nói chì chiết bạn nghe được từ họ hồi bạn mới lớn. Những câu nói đôi khi ám ảnh bạn mãi mãi. Đôi khi làm chuyển hướng cuộc đời bạn. Và đôi khi bạn ước mình chưa từng phải nghe chúng.
Vậy thì đừng làm thế với con mình, đừng lặp lại những sai lầm khi mà chúng ta đã từng là nạn nhân.
Có thể bạn đang nghĩ tới xúc phạm trẻ nhẹ thì là mắng mỏ, nặng hơn thì đánh đòn trẻ? Không phải chỉ có thế.
Điều đáng buồn là những người gần gũi nhất với trẻ lại thường gây ra những bất bình với trẻ nhiều nhất và nghiêm trọng nhất.
Trẻ em bị xúc phạm và tổn thương nhất khi nào?
❌ KHI NGƯỜI LỚN KHÔNG SẴN LÒNG NGHĨ TỚI HAY TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA TRẺ
Nguyên nhân phổ biến nhất của sự phẫn nộ và chống đối của những đứa trẻ đối với cha mẹ chúng, là do cha mẹ không có khả năng hoặc không muốn nghĩ đến những ý kiến của trẻ. Bố mẹ có thái độ thiếu tôn trọng, có những lời nói mang tính khinh khỉnh hoặc hạ thấp chúng. “Con không bao giờ khá được à?”, “Làm theo lời mẹ nói ngay”… Những đứa trẻ lớn lên và nhớ những câu nói như thế trong rất nhiều năm.
❌ BẤT CÔNG
Không có gì đau khổ hơn là một sự phán xét không công bằng từ chính người thân yêu. Thật không may là cha mẹ thường không công bằng khi lên án con cái mình vì những hành động mà thậm chí chúng chẳng có cam kết ràng buộc gì hoặc chẳng có đủ khả năng để nhận thức.
Tại sao chúng ta lại đánh phạt một đứa trẻ lên 2 chỉ vì chúng không chịu mặc quần áo? Không chịu dọn đồ chơi? Không chịu chia sẻ đồ với anh chị em hay bạn bè? Hay là “Tại sao con lại không nhường nhịn em?”, “Nhìn bạn X con bác Y đi, vừa ngoan vừa học giỏi, còn con thì sao?”…
Sự oán giận này cũng đeo đuổi những đứa trẻ suốt tuổi thơ và lâu hơn thế.
❌ PHẢN BỘI
Điều mà nhiều đứa trẻ không bao giờ có thể quên là sự phản bội của một người lớn gần gũi với con. Một lời hứa tan vỡ, một bí mật bị bại lộ, ưu tiên lợi ích của một người khác thay vì trẻ - những hành động như vậy ảnh hưởng xấu tới trẻ và cả thái độ của chính con đối với cha mẹ mình.
❌ THỜ Ơ
“Hãy làm theo lời mẹ nói”, “Bố không quan tâm” - hoặc thể hiện bằng thái độ… thì đây cũng chẳng khác gì những lệnh cấm với con cái. Thái độ thờ ơ với con có thể gây ra những chấn thương tâm lý nghiêm trọng và tất nhiên sẽ để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời sau này.
❌ SO SÁNH VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÁC
Chấn thương nặng nhất trong thời thơ ấu có lẽ là khi cha mẹ so sánh một đứa trẻ với anh chị em hoặc bạn bè trẻ. Đặc biệt là khi nhân vật hay loại phẩm chất được đem ra so sánh lại không tương xứng hoặc không xứng đáng. Việc so sánh này có thể bắt đầu từ ngay khi đứa trẻ còn rất nhỏ. Ví dụ: “Em Sò ra là anh Ốc bị ra rìa rồi”, “Nhìn anh Ốc ngoan như thế kia còn con thì sao?”… những câu nói nghe chừng vô thưởng vô phạt nhưng rồi cũng sẽ trở thành ấn tượng không thể nào quên nếu nó bị dùng không đúng chỗ, đúng lúc và bị lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
❌ THIẾU TRUNG THỰC
Rất thường xuyên, cha mẹ lừa dối con mình và bao biện rằng điều đó là để tốt cho đứa trẻ - khi nói sai sự thật, che giấu các sự kiện hoặc thông tin đau thương, hoặc thậm chí dọa nạt những điều không có thật. Trong khóa học Làm cha mẹ tích cực 101 của mình mình cũng có nhắc tới điều này, VD như cha mẹ nói với con “Con không thể mặc chiếc quần này ra ngoài được”, trẻ hoàn toàn có thể hiểu và cảm nhận rằng đó là cha mẹ đang nói dối, con có thể mặc chiếc quần đó nhưng mà cha mẹ không muốn cho con mặc mà thôi. Sự lừa dối nhỏ sẽ dẫn tới những lừa dối lớn và nghiêm trọng hơn, kể cả với những ý định tốt, đều gây ra sự phẫn nộ của trẻ với cha mẹ mình. Hãy giải thích, hoặc đánh lạc hướng (ở trẻ nhỏ).
❌ “BỐ/MẸ KHÔNG TIN CON”
Rất thường xuyên thì cha mẹ và những người gần gũi, đã mắc một sai lầm lớn, khi họ liên tục chứng minh rằng họ không tin vào sức mạnh của đứa trẻ. Những câu nói đó sẽ mãi mãi ở lại trí nhớ của trẻ và ảnh hưởng tiêu cực tới con. Hãy cẩn thận với lời nói của mình.
Những lý do cho sự phẫn nộ của trẻ với cha mẹ có thể còn nhiều hơn nữa. Một số có thể bị lãng quên rất nhanh, không để lại dấu vết gì. Một số thì cứ tồn tại mãi, trong một thời gian dài, thậm chí không thể xóa nhòa.
Hãy tưởng tượng mình là con, đặt vào vị trí của con khi bị đối xử và nói những lời miệt thị, khinh khỉnh, so sánh, phán xét, dối trá và thiếu tin tưởng. Bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Những gì ta nói hôm nay, để sau này con nhớ tới, nên là những lời yêu thương, an ủi, động viên, khuyến khích - nên là thái độ rộng mở, thứ tha, nhân ái, đồng cảm, hiểu biết và tôn trọng. Đó sẽ là hành trang để con lớn lên với sự tự tin, độc lập và hạnh phúc. Thay vì những tổn thương cứ mãi không lành theo năm tháng.
Nguồn: Sưu tầm
#SuaHoangGia #RoyalAusnz #tamsu
THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link
Ngày đăng: 15/06/2022
Ngày kiểm tra: 26/05/2022
ĐÁNH GIÁ VI PHẠM
VIVD: Vi phạm (ND15, 4.3.c, 4.3.a)