Yodee

🖥 Screen time - thời gian trẻ ngồi trước màn hình - cần cân nhắc gì?

Đây là 2 luồng ý kiến mình thường nghe từ các phụ huynh về việc cho con tiếp cận với màn hình:

1️⃣ “Màn hình và thiết bị mang lại hại nhiều hơn lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, nghiêm túc làm đúng khuyến cáo, trì hoãn việc “dán mắt” vào màn hình càng lâu càng tốt. Trước sau gì cũng biết dùng thôi. Không có gì vội.”

2️⃣ “Trước sau gì cũng phải dùng, màn hình và thiết bị là thứ không thể tách rời, vậy tại sao không bình thường hoá nó đi, cứ xem nó như là thứ đương nhiên trong gia đình. Càng cấm, càng kích thích sự tò mò. Vậy thì có nên cấm không?”

❓Nghe qua cả 2 đều thấy có lý. Vậy, thật ra chúng ta cần cân nhắc gì về “Screen time” - thời gian sử dụng màn hình cho trẻ? Đây là một vài ý kiến của mình:

🔸 Bản chất thì màn hình không có gì xấu. Vậy cái gì là ảnh hưởng xấu? Là: nội dung không phù hợp lứa tuổi, và thời gian xem không phù hợp lứa tuổi.

🔸 Nếu không có sự lựa chọn nào tốt hơn để thay thế màn hình, hãy cho trẻ nhỏ xem tivi, thay vì ipad hay điện thoại.

🔸 Đối với trẻ lớn hơn ở tuổi đi học, cần dùng máy tính để học tập, cần có thời gian cân bằng giữa “on-screen” và “off-screen”.

🔸 Hệ quả lâu dài của việc nghiện thiết bị là trẻ (và cả người lớn) bị lệ thuộc vào nó để tiêu khiển và tìm niềm vui. Nghiện, có nghĩa là, nếu không có thiết bị, thì không biết tự chơi trò gì khác, không nghĩ ra được hoạt động nào khác để giải trí, và không thể tương tác tốt hai chiều, mặt đối mặt với người khác.

🔸 Ngày xưa vài chục năm trước, chúng ta cũng ngồi trước tivi hàng giờ, có làm sao đâu? Thật ra: nội dung và những gì được trình chiếu trên màn hình TV ở thập kỷ trước khá đơn giản, ít màu sắc, chuyển động chậm hơn. Ngày nay, màu sắc, tốc độ chuyển động của mọi thứ trên màn hình có thể dễ dàng khiến người xem “xây xẩm”. Ví dụ, trong 30 giây trình chiếu, nếu nội dung càng thay đổi nhiều, càng nhiều “cuts”, càng gây tác động nhiều đến khả năng tập trung và điều tiết ở trẻ nhỏ. Điều này, hại nhiều hơn lợi. Một báo cáo nghiên cứu năm 2004 đã chỉ ra: Ở trẻ 0-3 tuổi, cứ mỗi một giờ ngồi xem TV, là có thêm 9% nguy cơ trẻ có thể mắc phải ADHD (Rối loạn Tăng động - Giảm chú ý) về sau.

Nguồn: Tu-Anh Nguyen

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 08/06/2022

Ngày kiểm tra: 16/05/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Không vi phạm 

Văn bản xử lý
Không có tệp