Yodee

🌈🌈 PHẢI LÀM THẾ NÀO KHI BÉ SẶC SỮA?

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến xuất hiện hiện tượng khó thở, sặc sụa, tím tái ở trẻ…; tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách. Ba mẹ cần lưu tâm cách phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho con khi cần thiết nhé.

🌈 Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa lên mũi

🍀 Hiện tượng sặc sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu; không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.

🍀 Ngoài ra, sặc sữa còn do một số nguyên nhân khác như lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, từ đó trẻ không nuốt kịp; trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc khi đang bú; trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa; trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi; trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa,...

🌈 Dấu hiệu nhận biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi. Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

🌈 Trẻ bị sặc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

🍀 Hiện tượng sặc sữa sẽ là bình thường khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi một lần trong mỗi lần bú hoặc ít hơn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh sặc sữa nhiều và có dấu hiệu thở khó khăn thì cần phải xử lý kịp thời.

🍀 Sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, làm mũi bị đau nhức một thời gian. Ngoài ra, nếu bé ọc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, do thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ khó chịu, khóc lóc; điều này ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ. Đặc biệt, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng vì đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi sặc sữa.

🌈 Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, ba mẹ cần làm theo thứ tự các bước sau, lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì không cần làm các bước tiếp theo.

🍀 Bước 1: Để bé ngồi dậy

Khi con bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi thẳng dậy, để bé ho và phun sữa ra. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc nhẹ. Sau đó, lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

🍀 Bước 2: Hút sữa

Nếu trẻ khó thở, da trở nên tím tái hơn, bạn cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu. Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo một cái.

🍀 Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ

Sau khi thực hiện đến bước thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì bạn hãy dốc ngược bé lên. Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật bé trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.

🍀 Bước 4: Ấn ngực

Nếu đến bước 3 rồi bé vẫn không có dấu hiệu thở thì bạn cần thực hiện cách sơ cứu khác. Bằng cách đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.

🍀 Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

🌈 Cách phòng ngừa hiện tượng sặc sữa lên mũi ở trẻ

🍀 Mẹ nên cho bé bú các cữ bú ngắn và thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ. Khi cho trẻ bú, mẹ nên cho bú trực tiếp, đúng khớp ngậm; không để trẻ nằm hoặc vừa ngủ vừa bú; không để trẻ bú quá no hoặc quá đói; nên ngồi ở nơi yên tĩnh, bạn cũng đừng vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm. Nếu đã bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì nên đợi một lúc hãy cho trẻ bú sữa lại.

🍀 Mẹ lưu ý, nên mặc quần áo thoải mái cho con, đừng để bé mặc quần áo quá chật khi bú.

🍀 Với những trẻ bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, tốt nhất đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, mẹ cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Đặc biệt, sau khi cho bú, mẹ nên bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.

🌷 Cửa Sổ Vàng hy vọng những giải pháp trên sẽ giúp ba mẹ xử lý kịp thời cũng như phòng ngừa được tình trạng sặc sữa lên mũi ở các bé!

Nguồn: Cửa sổ vàng

THÔNG TIN CHI TIẾT Sao chép link

Ngày đăng: 04/06/2022

Ngày kiểm tra: 13/05/2022

ĐÁNH GIÁ VI PHẠM

VIVD: Vi phạm (6.1-BB)

Văn bản xử lý
Không có tệp